Biếng ăn là tình trạng rất hay gặp ở trẻ em, ở tất
cả các lứa tuổi. Biếng ăn có nhiều biểu hiện khác nhau: trẻ ăn ít hơn bình thường,
ngậm thức ăn trong miệng lâu không chịu nuốt, không chịu ăn một số loại thức ăn
như thịt, cá, trứng, sữa hoặc từ chối ăn tất cả các loại thức ăn, chạy trốn khi
tới bữa ăn, nghe thấy lanh canh của thìa, bát, hay nhìn thấy thức ăn đó có phản
ứng buồn nôn hoặc bố, mẹ cho ăn không chịu ăn nhưng người khác cho ăn lại ăn...
Có nhiều
nguyên nhân gây ra tình trạng biếng ăn ở trẻ em:
1. Nguyên nhân đầu tiên phải nói tới là do thiếu ăn.
1. Nguyên nhân đầu tiên phải nói tới là do thiếu ăn.
Người mẹ khi mang thai thiếu ăn (thiếu sắt, thiếu
canxi, thiếu kẽm, thiếu các vitamin...). Dẫn tới trẻ bị thiếu ăn ngay từ trong
bụng mẹ và suy dinh dưỡng ngay từ trong bụng mẹ. Kết quả là trẻ sinh non tháng,
thiếu cân dẫn tới lười bú mẹ ngay từ những tháng đầu sau khi sinh. Những trẻ
sinh thường, đủ cân có thể lười bú mẹ, bỏ bú mẹ hoặc đang ăn sữa ngoài bình thường
tự nhiên giảm lượng ăn hoặc bỏ hẳn sữa ngoài. Với trẻ lớn hơn cũng xảy ra tình
trạng như vậy. Dẫn tới tình trạng này cũng do thiếu ăn (khẩu phần ăn không cân
đối, thiếu chất) dẫn tới thiếu vitamin D, thiếu vitamin C, vitamin nhóm B, thiếu
Magiê, đặc biệt là tình trạng thiếu kẽm làm cho trẻ rất biếng ăn...Khi cho trẻ
ăn bổ sung quá sớm, khẩu phần ăn không cân đối có nhiều tinh bột cũng làm cho
trẻ biếng ăn.
2. Nguyên nhân thứ hai là trẻ ốm, mắc các bệnh cấp tính do nhiễm khuẩn, nhiễm virus hệ hô hấp, hệ tiêu hoá (viêm dạ dày, viêm ruột...).
2. Nguyên nhân thứ hai là trẻ ốm, mắc các bệnh cấp tính do nhiễm khuẩn, nhiễm virus hệ hô hấp, hệ tiêu hoá (viêm dạ dày, viêm ruột...).
Khi trẻ bị nhiễm khuẩn thì hàm lượng các vitamin
và các chất khoáng bị mất đi rất lớn, nhất là vitamin A, vitamin C, vitamin
nhóm B, Magiê, B6, sắt, kẽm làm cho trẻ biếng ăn. Hơn nữa, trẻ bị nhiễm khuẩn
thường dùng kháng sinh dễ dẫn đến loạn khuẩn đường ruột cùng với các tổn thương
thực thể tại hệ tiêu hoá, nên trẻ bị chướng bụng, khó tiêu, càng dễ biếng ăn.
3. Cho trẻ ăn bổ sung quá sớm, khẩu phần ăn không cân đối có nhiều tinh bột cũng làm cho trẻ biếng ăn. Thường một đôi tuần đầu mới ăn bổ sung thì trẻ ăn rất ngon miệng, sau đó trẻ ăn kém dần do nhu cầu vitamin nhóm B (nhất là vitamin B1), Magiê bị thiếu hụt.
4. Một số nguyên nhân khác
3. Cho trẻ ăn bổ sung quá sớm, khẩu phần ăn không cân đối có nhiều tinh bột cũng làm cho trẻ biếng ăn. Thường một đôi tuần đầu mới ăn bổ sung thì trẻ ăn rất ngon miệng, sau đó trẻ ăn kém dần do nhu cầu vitamin nhóm B (nhất là vitamin B1), Magiê bị thiếu hụt.
4. Một số nguyên nhân khác
- Trẻ mọc răng, viêm loét vùng
miệng, ăn không có giờ giấc, ăn quà vặt, hoặc ăn bánh kẹo, nước ngọt trước bữa
ăn.
- Thức ăn không hợp khẩu vị cũng làm cho trẻ biếng ăn.
- Cuối cùng một số trẻ biếng ăn do nguyên nhân tâm lý (gọi là biếng ăn tâm lý). Khi trẻ bị ốm, mọc răng... trẻ dễ bị biếng ăn. Chưa kịp ăn ngon miệng trở lại thì bị người lớn thúc ép ăn, hoặc là trẻ mải chơi trong khi người lớn thúc ép về mặt thời gian cho nên trong các bữa ăn trẻ bị quát mắng, thậm chí bị đánh làm cho các cháu sợ bữa ăn, chỉ cần nghe hoặc nhìn thấy bát bột, bát cơm là trẻ quay đi, trẻ lớn hơn thì chạy trốn, nhiều cháu cứ hễ thấy bát bột là khóc, buồn nôn. Một số cháu không ăn để “chống đối” cha mẹ.
- Thức ăn không hợp khẩu vị cũng làm cho trẻ biếng ăn.
- Cuối cùng một số trẻ biếng ăn do nguyên nhân tâm lý (gọi là biếng ăn tâm lý). Khi trẻ bị ốm, mọc răng... trẻ dễ bị biếng ăn. Chưa kịp ăn ngon miệng trở lại thì bị người lớn thúc ép ăn, hoặc là trẻ mải chơi trong khi người lớn thúc ép về mặt thời gian cho nên trong các bữa ăn trẻ bị quát mắng, thậm chí bị đánh làm cho các cháu sợ bữa ăn, chỉ cần nghe hoặc nhìn thấy bát bột, bát cơm là trẻ quay đi, trẻ lớn hơn thì chạy trốn, nhiều cháu cứ hễ thấy bát bột là khóc, buồn nôn. Một số cháu không ăn để “chống đối” cha mẹ.
Các giải pháp giúp trẻ hết biếng ăn
Trẻ biếng ăn phải làm sao để khắc
phục tình trạng này sớm, hiệu quả nhất không phải bố mẹ nào cũng biết. Bố mẹ có
thể áp dụng các giải pháp giúp trẻ chịu ăn, ăn đủ lượng thức ăn cơ thể cần
thiết cho sự phát triển sau:
1. Không ép bé ăn
Trẻ chỉ thèm ăn, muốn ăn khi thực sự đói. Mẹ không nhất thiết phải ép trẻ
ăn đủ 3 bữa/ngày và mỗi bữa 1 hay 2 bát cơm. Nếu bé có dấu hiệu biếng ăn không
phải do bệnh lý, sức khỏe thì mẹ hãy để kệ bé, đừng cố gượng ép, dọa nạt bé ăn.
Khi bé đói, bé sẽ chủ động đòi mẹ
cho ăn và tự ăn không cần sự giúp đỡ của bé bố (Với trẻ đã tự xúc ăn được).
2. Hạn chế cho bé ăn vặt trước bữa ăn
Ăn vặt nhiều trước bữa ăn khiến trẻ lười ăn, cảm thấy no bụng. Mẹ nên tập
thói quen cho bé không ăn vặt trước bữa cơm, giúp bé cảm thấy đói, muốn ăn và
ăn được nhiều hơn.
3. Giảm khẩu phần ăn của con
Khi trẻ biếng ăn, mẹ chỉ nên cho trẻ ăn một phần cơm nhỏ, thịt, rau vừa đủ
không nên cho bé ăn một bát cơm đầy ụ sẽ khiến bé sợ, ngán không muốn ăn.
Đồ ăn ít, sẽ giúp bé dễ ăn, ăn nhanh
hơn.
4. Thực đơn đa dạng, thay đổi từng ngày
Nếu mẹ ngày nào cũng cho con ăn thịt, cá sẽ khiến bé sợ, cảm thấy bữa ăn
nhàm chán, khó ăn. Mẹ nên lên thực đơn dinh dưỡng cho con theo tuần và thay đổi
các món ăn theo ngày, tránh các đồ ăn, món ăn lặp lại liên tiếp.
5.
Trang trí thức ăn đẹp mắt, màu sắc, dễ thương
Trẻ nhỏ hay bị thu hút bởi đồ có màu sắc, dễ thương. Món ăn được bày biện
bắt mắt, màu sắc hài hòa, dễ thương sẽ khiến bé muốn ăn, thèm ăn hơn. Thay vì
bát cơm không được trang trí khiến trẻ biếng ăn.
6.
Để con tự chọn thực đơn
Với những trẻ lớn, mẹ hãy hỏi con muốn ăn gì và làm em ý thích của con.
Điều này sẽ giúp bé ăn tốt hơn với những món khoái khẩu, ưa thích.
7. Không ép trẻ ăn món chúng không thích
Nếu con không thích ăn thịt, tôm, rau thì mẹ có thể chiều theo ý thích của
con. Thay vào đó mẹ có thể biến tấu, vẫn cho trẻ ăn thịt, tôm, rau theo cách
khác như: Làm bánh mì kẹp thịt nướng, nước ép trái cây, rau củ....
8. Để bé ăn cùng gia đình
Để con ăn cùng bố mẹ sẽ giúp trẻ ăn nhanh hơn, thấy vui vẻ, hứng thú với
việc ăn uống thay vì con phải ăn một mình.
9. Không cho trẻ xem tivi, điện thoại, chơi đồ chơi khi ăn
Bố mẹ cần nghiêm túc trong việc ăn uống của con, cho trẻ chơi, tiếp xúc
với các đồ vật khác sẽ khiến trẻ biếng ăn, ngậm thức ăn trong miệng và mất tập
trung khi ăn uống.
10. Chia nhỏ khẩu phần ăn
Nếu trẻ biếng ăn do có vấn đề về sức khỏe, mẹ nên chia nhỏ khẩu phần ăn.
Cho bé ăn nhiều bữa, mỗi bữa một chút và nấu những đồ ăn dễ nuốt, tiêu hóa cho
bé như: cháo, súp, sinh tố…
11.
Khích lệ và khen ngợi con
Khi trẻ ăn, bố mẹ lên động viên và khen ngợi con hoặc có thể “treo phần
thưởng” như cho con đi công viên, mua đồ chơi, mua cặp sách mới… cho bé giúp bé
có động lực, ăn được nhiều, nhanh hơn.
12. Ăn không quá 30 phút
Bố mẹ nên rèn luyện và quy định khoảng thời gian ăn tối đa cho bé là 30 phút,
không để bé kéo dài thời gian ăn, ăn quá lâu khiến trẻ biếng ăn hơn. Việc này
giúp bé hình thành thói quen ăn uống khoa học.
13. Ăn nhẹ bằng các thực phẩm giàu vitamin C, dễ tiêu hóa,
ít đường
Bố mẹ có thể cho bé ăn các bữa phụ bằng các thực phẩm giàu chất khoáng và
vitamin như: Trái cây, sữa chua… Tuy nhiên mẹ chỉ cho bé ăn với lượng nhỏ thức
ăn này và không nên cho con ăn sát bữa chính.
14. Khuyến khích trẻ vận động
Vận động thường xuyên, mỗi ngày sẽ giúp bé khỏe, tiêu hóa thức ăn nhanh,
bé có cảm giác thèm ăn hơn. Trẻ biếng ăn chậm lớn do ít hoạt động, thức ăn khó
tiêu hóa.
Mẹ có thể khuyến khích bé chơi các môn thể thao như: Đá bóng, bơi, đạp xe,
bóng rổ, học các lớp nhảy…
Lời khuyên cho mẹ khi trẻ biếng ăn
- Để khắc phục được tình trạng biếng ăn ở trẻ và khắc phục trước hết bố mẹ
nên tìm hiểu nguyên nhân con lười ăn do đâu và áp dụng cách trị.
- Tốt nhất, khi trẻ đã ăn được cơm, bố mẹ nên hình thành thói quen tự lập
trong việc ăn uống cho trẻ và tuyệt đối không cho trẻ xem điện thoại, tivi,
chơi khi ăn.
- Mẹ nên thử áp dụng cách “bỏ đói” con, không cho trẻ ăn vặt sẽ giúp bé
nhanh đói, thèm cơm và ăn được nhiều hơn. Cách này khá hiệu quả, tuy nhiên bố
mẹ cần kiên trì thực hiện.
- Nếu trẻ biếng ăn, bỏ ăn do bệnh lý bố mẹ nên đưa bé đến bệnh viện thăm
khám và cho trẻ ăn đồ loãng, uống các nước ép trái cây giàu vitamin C.
- Để giải quyết tình trạng biếng ăn
bệnh lý, cần phải có sự tư vấn của bác sĩ dinh dưỡng về chế độ ăn cụ thể, phù
hợp với từng trẻ, và điều quan trọng là trong bữa ăn phải tạo ra một không khí
vui vẻ thoải mái giúp trẻ ăn ngon miệng. Tránh không nên “đè” trẻ ra bắt ăn,
không nên mắng mỏ, doạ dẫm mà phải tìm hiểu nguyên nhân biếng ăn ở trẻ để khắc
phục.
0 Nhận xét